Lịch sử

Vào năm 528, vua Beopheung (Pháp Hưng Vương) cho xây dựng lên một ngôi chùa cầu nguyện nhỏ cho vợ của mình, nhưng sau đó nơi đây rơi vào quên lãng và hư hỏng. Ngôi đền hiện tại đã được Thủ tướng Kim Daeseong tái thiết lại bắt đầu từ thời vua Gyeongdeok (Cảnh Đức Vương) và hoàn thành năm 774, thời vua Hye-gong. Tại khoảng thời gian đó, ngôi chùa có tên gọi là Bulguksa (Đền thờ của Đức Phật).

Chùa đã được cải tạo nhiều lần trong triều đại Goryeo (Cao Ly) và đầu triều đại Joseon (Nhà Triều Tiên). Thế nhưng, trong Chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên (1592-1598), các tòa nhà bằng gỗ bị đốt cháy hoàn toàn. Năm 1604 mới bắt đầu xây dựng lại và mở rộng khu phức hợp đền thờ và trong những năm sau đó đã được cải tạo hơn nữa, nhưng cũng bị tiêu hủy và cướp bóc nhiều lần.

Sau cuộc điều tra khảo cổ học toàn diện, Bulguksa cuối cùng về dưới quyền Tổng thống Park Chung-hee 1969-1973 được tái lập và nhận được diện mạo hiện tại. Các công trình bằng đá nổi tiếng được bảo tồn và vẫn còn trong thời kỳ Silla (Tân La).

Năm 1995, khu phức hợp ngôi đền cùng với Hang động Seokguram dốc 2 km dưới danh hiệu "Hang động Seokguram và Đền Bulguksa" đã được bổ sung vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.

Daebo-tap (Đại Bảo Tháp)

Đặc điểm

Hiện nay, ngôi chùa vẫn còn bảo lưu 7 quốc bảo Triều Tiên gồm các tháp đá Dabotap và Seokgatap, Cheongun-gyo (cầu mây xanh), và tượng Phật bằng đồng dát vàng

Dabo-tap (còn được gọi là Tháp Đại Bảo) và Seokga-tap (còn được gọi là Tháp Thích Ca Mâu Ni) là những ngôi chùa lớn tại Hàn Quốc. Hai ngôi chùa được vinh danh là Quốc Bảo Hàn Quốc năm 1962, và có diện tích lần lượt là 10,4 mét và 8,2 mét, tọa lạc ở sân phía Đông và phía Tây chia cắt Daeungjeon (hay Đền thờ tượng Phật Thích ca) và Jahamun.

Nằm phía Đông, tháp Seokga-tap được thiết kế gồm 3 tầng, có hai nền nhà và xây theo lối truyền thống của Hàn Quốc. Ngự ở phía Tây, Dabo-tap là ngôi tháp bát giác có chân đế hình chữ thập với hai cầu thang đá ở 4 phía và một rào chắn. Cái độc đáo của tòa tháp này là ở chỗ nó được chạm khắc khéo léo đến mức khi nhìn vào, ta khó nhận ra nó làm bằng đá. Khác với Seokga-tap, sự hiện hữu của Dabo-tap là bất chấp thời gian, toàn bộ đều còn nguyên vẹn không hề sứt mẻ. Nhìn chung, cả hai đều là những công trình điển hình cho kiến trúc của Shilla thế kỷ 8.

Seokgatap (Tháp Thích Ca Mâu Ni)

Ở giữa hai chánh điện phục vụ cho việc cầu kinh Daeungjeon và Geungnakjeon, du khách có thể tham quan Cheongungyo (Thanh Vân Kiều) và Baejungyo (Bạch Vân Kiều) đến phía Đông, và Yeonhwayo (Liên Hoa Kiều) và Chilbogyo (Thất Bảo Kiều) đến phía Tây. Cheongungyo và Baejungyo kỳ thực là hai cầu thang, không phải cầu. Cheongungyo (Thanh Vân Kiều) là phần thấp nhất có 17 bậc thang và Baegungyo (Bạch Vân Kiều) là phần cao hơn có 16 bậc. Tất cả chúng thông đến Jahamun – cổng dẫn đến Daeungjeon (Thích Ca Mâu Ni Phật). Người ta cho rằng những cầu thang tựa như những cây cầu này biểu trưng cho sự kết nối giữa cuộc sống trần tục bên dưới và Phật giới bên trên, cũng nhiều người tin rằng nó là hình ảnh biểu trưng cho cuộc sống của một thanh niên và một lão già. Những quốc bảo này là những công trình duy nhất còn toàn vẹn từ thời đại Shilla đến nay.

Daeungjeon (Đền thờ Thích Ca Mâu Ni Phật)

Ở phía Tây, cầu thang đá 18 bậc thông đến Anyangmun. Yeonhwagyo (Liên Hoa Kiều) là phần thấp 10 bậc của cầu thang này, còn Chilbogyo (Thất Bảo Kiều) là phần cao hơn gồm 8 bậc. Truyền thuyết kể rằng chỉ có ai thật sự giác ngộ mới có thể đặt chân lên những bậc thang này. Cả hai có kiểu mẫu và kết cấu khá tương đồng với Cheongungyo và Baegungyo nhưng bé hơn.

Hai cầu thang Cheongungyo và Baegungyo

Phía trước Cheongungyo và Baegungyo là Beomyeongnu – Ngôi đình trên núi Meru. Ngôi đình này được khởi công từ năm 751, đã thiệt hại năm 1593 khi chiến tranh Nhật Bản nổ ra và được tu bổ lại 2 lần vào thời kỳ Joseon. Điểm đặc biệt nhất là những cột đá sử dụng 8 hình dạng đá khác nhau, được sắp xếp đối mặt nhau từ 4 hướng. Hiện nay, ngôi đình này là nơi đặt chiếc trống trên lưng rùa.

Featured news
  • Jeju -  hòn ngọc của Hàn Quốc mộng mơ
    Jeju - hòn ngọc của Hàn Quốc mộng mơ
    Nhắc đến Hàn Quốc người ta sẽ nghĩ ngay đến đảo Jeju – viên học lấp lánh của xứ sở hoa anh đào. Khác với vẻ sôi động, nhộp nhịp của thủ đô Seoul, Jeju chọn cho mình một phong thái lắng đọng và dịu êm, đúng như tên gọi “hòn đảo của hòa bình”. Lặng lẽ trầm mình qua năm tháng, nơi đây như một bản đàn sâu lắng của tự nhiên, khiến cho những ai đã từng gắn bó rồi chia xa cũng cảm thấy xao xuyến.
  • Lễ hội Chuseok : Tết Trung thu Hàn Quốc
    Lễ hội Chuseok : Tết Trung thu Hàn Quốc
    Cũng giống như Việt Nam và các quốc gia Á Đông chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, ngày Tết Chuseok (Tết Trung Thu) ở Hàn Quốc cũng diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây được coi là một trong những ngày lễ quan trọng của xứ sở kim chi.
  • Kinh Nghiệm Xin Visa Du Lịch Hàn Quốc Mùa Hoa Anh Đào Nở
    Kinh Nghiệm Xin Visa Du Lịch Hàn Quốc Mùa Hoa Anh Đào Nở
    Mùa xuân sang, khi bước sang thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3 cũng chính là vào lúc hoa anh đào nở rộ và đây cũng được xem là mùa cao điểm của du lịch Hàn Quốc, du khách từ khắp nơi đổ về với xứ sở kim chi để chiêm ngưỡng loài hoa đặc biệt nở rực rỡ cả đất trời. Nếu đây là lần đầu tiên bạn có kế hoạch khám phá Hàn Quốc thì hãy bỏ túi một vài kinh nghiệm về việc xin visa du lịch Hàn Quốc mùa hoa anh đào nhé:
  • Khám Phá Jeollanam- do- Điểm Đến Thanh Bình Nhất Hàn Quốc
    Khám Phá Jeollanam- do- Điểm Đến Thanh Bình Nhất Hàn Quốc
    Nếu đã chán với sự sôi động và náo nhiệt của những thành phố hiện đại trong chuyến du lịch Hàn Quốc, bạn muốn đến và khám phá một thành phố là cái nôi của nghệ thuật nhưng không cần quá náo nhiệt, có nhiều nét thanh bình và gần gũi với thiên nhiên thì nhất định phải đến với Jeollanam, nơi được coi là điểm đến yên bình nhất xứ sở kim chi.
Top